Tư vấn sản phẩm

0942811824

Tư vấn sửa chữa

0946589522
shopchinhhang

TÌM HIỂU ĐỒNG HỒ

HIỂU VÀ CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ

HIỂU VÀ CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ

           Chúng ta vẫn thường nghe nói “ của bền nhờ người...” và đồng hồ cũng không ngoại lệ. Việc chúng ta hiểu cơ bản về chiếc đồng hồ cũng như biết được cái gì chúng ta nên làm và không nên làm đối với chiếc đồng cũng rất quan trọng – điều đó giúp cho chúng ta sử dụng nó bền hơn và đặc biệt là “ luôn luôn đẹp” trên cổ tay của chúng ta.

A. TÌM HIỂU SƠ BỘ:

1. Pin:

- Pin được lắp vào lúc sản xuất đồng hồ, vì vậy torng một số trường hợp chúng ta nên thay Pin khi có tín hiệu Pin yếu (đèn không phát sáng, không hiển thị màn hình...) tại Trung Tâm Bảo Hành chính hãng.

- Lưu ý: Pin chính hãng do nhà sản xuất chỉ định Trung Tâm Bảo Hành chính hãng sẽ đảm bảo chất lượng về thời gian sử dụng, tính chất lý hóa của Pin (không chảy nước, oxy hóa...), hay có những chiếc đồng hồ dùng loại Pin cao cấp có mạ vàng mà chỉ có turng tâm bảo hành chính hãng mới có.

    Nói về Pin có rất nhiều điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không đơn giản. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này chi tiết hơn ở bài viết khác.

2. Chống vô nước:

    Chống vô nước có nhiều cấp độ khác nhau, mỗi chiếc đồng hồ đều có ký hiệu cấp độ chống vô nước được in trên mặt đồng hồ hoặc phía sau (mặt sau) của đồng hồ.

- Chống vô nước ở điều kiện bình thường có nghĩa là bạn chỉ có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay nhẹ...

- Chống vô nước 5m-10m: Có nghĩa làrèm văn phòng bạn có thể đeo đồng hồ khi tắm (tại nhà, trong hồ bơi), giặt.

- Chống vô nước 50m: Bạn có thể đeo đồng hồ khi đi bơi, rửa xe...

- Chống vô nước 100m: Bạn có thể đeo đồng hồ khi lặn....

- Chống vô nước >100m: Bạn có thể đeo đồng hồ khi lặn có bình khí....

Tham khảo thêm hình.

* Chú ý:

- Không chống vô nước: Có nghĩa là phải tránh hơi ẩm.

- Không bấm các nút, rút núm chỉnh giờ dưới nước trong mọi trường hợp - trừ khi loại đồng hồ đó cho phép.

- Nếu đồng hồ bị dính nước mặn (nước muối, nước biển...)thì nên rửa sạch bằng nước bình thường và lau khô hoàn toàn.

- Một số đồng hồ dây da bạn phải lau khô hoàn toàn khi bị ướt. Việc đeo đồng hồ dây da bị ẩm ướt trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ của dây, dây bị hôi, da tay bị dị ứng...dây da đổi màu.

B. KHÔNG NÊN:

- Đừng bao giờ mở hoặc cố gắng mở nắp sau (nắp đít) của đồng hồ.

- Nên tránh môi trường có từ trường, bởi vì môi trường (xung quanh) đồng hồ có từ trường mạnh sẽ làm đồng hồ nhiễm từ và làm đồng hồ chạy sai giờ, hoặc đứng máy...thậm chí là hư hỏng máy.

- Tránh đồng hồ tiếp xúc với nhiệt độ cao...ví dụ như là phơi nắng trong điều kiện nắng nóng gắt, làm việc trong môi trường nóng, tiếp xúc quá gần với lò than....sẽ làm cho đồng hồ nhanh hư hỏng, roon nắp đít và roon cốt bị chai dẫn đến đồng hồ bị vô nước....

- Mặc dù mọi chiếc đồng hồ được thiết kế sử dụng phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh các va chạm, làm rơi....bởi các bộ phận của chiếc đồng hồ rất nhỏ và li ti vì vậy nó dễ gây hỏng hóc...Đặc biệt đối với các đồng hồ đắt tiền chúng ta cần phải cẩn thận hơn hay nói cách khác là nâng niu nó hơn.

- Không nên đeo đồng hồ quá chặt, bởi nó sẽ gây khó chịu cho tay của chúng ta và đôi khi nó ảnh hưởng đến các mạch máu lưu thông từ qua cánh tay...tốt nhất là bạn nên đeo đồng hồ sao cho có độ hở mà bạn có thể chèn đầu ngón tay út vào giửa dâyđồng hồ và cổ tay.

- Không để đồng hồ tiếp xúc với hóa chất như: hóa mỹ phẩm làm tóc, kem chống nắng, chất tẩy rửa toilet...bởi vì những chất này gây hư hỏng dây, vỏ...của đồng hồ. Trong trường hợp nếu đã tiếp xúc với hóa chất trên thì bạn nên rủa sạch và lau khô đồng hồ.

- Tránh để đồng hồ tiếp xúc với khí đốt, lửa, sơn....vì nó gây hư hỏng các roon của đồng hồ và đồng hồ bị vô nước...

- Một số đồng hồ có in hình, chữ...trên dây...Chúng ta phải cẩn thận khi lau chùi đồng hồ và không nên chà xát lên phần in...

- Đối với đồng hồ dây nhựa: Chúng ta không nên để đồng hồ ở nơi ẩm ướt như mồ hôi, hơi nước...nó sẽ làm cho dây dễ bị gãy, đứt, mau hư hỏng...Nếu nó bị dơ, chúng ta nên dùng vải mềm ướt lau nhẹ và lau khô ngay khi có thể...

- Đối với đồng hồ có dây dạ quang:

+ Chúng ta tránh ánh nắng trực tiếp thường xuyên...bởi nó sẽ gây bạc màu.

+ Khi dây bị ẩm ướt Nên lau khô khi có thể.

+ Sự cọ sát với bất kỳ bề mặt nào cũng có thể làm phai dạ quang của dây. Chúng ta nên cẩn thận.

C. CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ:

- Chúng ta nên thay roon mặt sau và roon cốt đồng hồ sau 2 – 3 năm sử dụng. Bởi các roon này bị thoái hóa (bị chai) nó là nguyên nhân dẫn đến đồng hồ bị vô nước.

- Nếu đồng hồ bị vô nước hoặc có hơi nước – chúng ta phải mang đồng hồ đến trạm bảo hành ngay lập tức để được xử lý. Mọi sự chậm trể sẽ gây ra tình trạng máy móc bị gỉ sét....các vi mạch hư hỏng...không thể sửa chữa.

- Để vệ sinh đồng hồ, chúng ta nên sử dụng một tấm vải khô, mềm được nhúng trong dung dịch tẩy rửa nhẹ (trung tính) lau nó và lau sạch bằng nước, tiếp theo lau khô đồng hồ. Tuyệt đối không dùng các hóa chất tẩy như benzen, thuốc tẩy, xăng, sumo....vì nó làm hư hỏng dây, vỏ....đồng hồ của bạn....

       + Kinh nghiệm: Trường hợp đồng hồ cuả bạn là đồng hồ chống vô nước...thì bạn nên vệ sinh bên ngoài đồng hồ như sau một thời gian sử dụng như sau:

                * Dùng một ít xà phòng bột + một ít nước rửa chén...Lưu ý là chỉ 1 ít.

                 * Cho hổn hợp trên vào một cái ca (thố...) nhỏ hòa với nước sao cho thành hổn hợp xà phòng loảng.

                 *  Ngâm đồng hồ khoản 15 – 20 phút.

                 * Dùng bàn chải đánh răng cũ chà nhẹ nhàng vào mặt trong và ngoài của dây, mặt sau đồng hồ.

                * Rửa lại bằng nước bình thường.

                 * Lau khô.

* Lưu ý: Cách này không dùng cho đồng hồ dây da.

    Viết bình luận của bạn:
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: